Bản tin tháng TV2
Hiểu hơn về sức khỏe doanh nghiệp trong thế giới làm việc mới
22/04/2024 13:24
- 515 lần đọc
Nghiên cứu mới của tổ chức McKinsey khẳng định tầm quan trọng của sức khỏe doanh nghiệp là động lực thúc đẩy sự phát triển lâu dài – tuy nhiên các nhà lãnh đạo cần thay đổi cách thức đo lường và chẩn đoán sức khỏe doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Bryan Hancock - đối tác McKinsey, ví OHI (Organizational Health Index - Chỉ số Sức khỏe Doanh nghiệp) như MRI (Phương pháp chẩn đoán hình ảnh) trong chương trình McKinsey Talks Talent. Cùng Brooke Weddle, giám đốc biên tập toàn cầu Lucia Rahilly và Hancock thảo luận về bản cập nhật mới của Chỉ số Sức khỏe Doanh nghiệp gồm cách thức hoạt động, những thay đổi và lý do Chỉ số Sức khỏe Doanh nghiệp là công cụ dự đoán hiệu quả về tình trạng sức khỏe hiện tại và hoạch định chiến lược tương lai của doanh nghiệp.

Nguồn: Internet

Sức khỏe doanh nghiệp mang đến sự khác biệt

Sức khỏe doanh nghiệp không phải là một khái niệm mới - nhưng thị trường kinh doanh đang thay đổi chóng mặt. Trong bối cảnh mới này, sức khỏe doanh nghiệp giữ vai trò then chốt và tiếp tục là yếu tố dự đoán hiệu quả trong dài hạn, ngay cả khi Chỉ số Sức khỏe Doanh nghiệp [OHI] và các tổ chức nghiên cứu về sức khỏe doanh nghiệp đã được áp dụng hơn 20 năm.

Một doanh nghiệp khỏe mạnh cũng giống như một cơ thể khỏe mạnh, nó sẽ mang lại sự phát triển và thịnh vượng. Chính vì thế mà việc đánh giá sức khỏe doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua. Từ góc độ sức khỏe doanh nghiệp, để thúc đẩy hiệu suất, các doanh nghiệp cần triển khai những chiến lược một cách đúng đắn.

Brooke Weddle chia sẻ đã làm việc với nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh và họ nói rằng, "Nhìn kìa, tôi đang làm những điều mà tôi nghĩ là đúng. Tôi đang đo lường sự hứng thú. Tôi đang xem xét sự hài lòng của nhân viên. Nhưng tôi không thấy những hành vi về cách chúng tôi điều hành nơi này mà tôi muốn thấy, những hành vi đó sẽ giúp thúc đẩy hiệu suất."

Những lãnh đạo này đang có những cuộc trò chuyện thẳng thắn, mạo hiểm, đổi mới. Nhưng sức khỏe doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng chiến lược, chuyển nó thành môi trường làm việc và đổi mới doanh nghiệp theo thời gian. Đó là một chỉ số cấp tổ chức, chứ không phải là chỉ số cấp cá nhân. Khi chúng ta đánh giá sức khỏe doanh nghiệp, chúng ta không chỉ hỏi về những điều như, "Bạn có mối quan hệ tốt với người quản lý của mình không?" Điều đó quan trọng nhưng đó không phải là ý nghĩa của sức khỏe doanh nghiệp.

Chúng ta bắt đầu nhìn vào một số liệu và thấy, "Tôi có nhân viên tham gia và hài lòng, và tôi đang hướng dẫn những nhân viên đó đúng hướng để hỗ trợ công việc, để cải tiến doanh nghiệp theo thời gian."

Bắt đầu đo lường sức khỏe doanh nghiệp như thế nào?

Những nhà lãnh đạo đang điều hành trong môi trường hoạt động khó khăn nhất  với những gián đoạn liên tục như thế hệ AI, rủi ro địa chính trị gia tăng, sự không chắc chắn về kinh tế. Trong bối cảnh này, điều quan trọng nhất là cần phải phân tích và đo lường các chỉ số trọng yếu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể để không ngừng cải thiện và phát huy.

Brooke Weddle sẽ bắt đầu với bốn phương pháp tối ưu mà Bryan Hancock đề cập: minh bạch trong chiến lược, sự rõ ràng về vai trò, quyền sở hữu cá nhân và hiểu rõ năng lực cạnh tranh. Đây là những điều bắt buộc phải có. Nếu chỉ số OHI của bốn phương pháp đó ở mức dưới cùng của cơ sở dữ liệu, so với điểm chuẩn, khả năng sức khỏe doanh nghiệp gần như là không có.

Sau khi đã xác định được bốn yếu tố trên, các nhà lãnh đạo cần bắt đầu suy nghĩ về việc thiết kế một công thức để có thể ứng dụng trong việc vận hành doanh nghiệp riêng vì thực tế có nhiều mô hình kinh doanh cũng như tầm nhìn của lãnh đạo các doanh nghiệp khác nhau. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phân tích sâu hơn vào các phương pháp ứng dụng cụ thể, các hành vi và tư duy để có thể đạt được kết quả hiệu suất như mong đợi. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng có thể khảo sát trải nghiệm của nhân viên về sức khỏe tinh thần, tâm lý, sự kết nối, sự phát triển sự nghiệp và các chính sách thu hút giữ chân nhân tài. Ngoài ra, việc khảo sát còn mở rộng thêm những câu hỏi cụ thể hơn về tính hòa nhập để các lãnh đạo có thể đảm bảo tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người cảm thấy có sự kết nối với công ty và chính bản thân họ. 

Về phía những nhà lãnh đạo, nghiên cứu đã cho thấy sự quan trọng của việc lãnh đạo một cách quyết đoán bằng việc đưa ra quyết định và thực hiện quyết định một cách kịp thời nhanh chóng. Lãnh đạo quyết đoán thay thế các phong cách lãnh đạo khác trong OHI, bởi vì điều đó trở thành kết quả dự báo của phong cách lãnh đạo tổng thể. Một phong cách lãnh đạo khác là lãnh đạo định hướng hoặc không ngừng thúc đẩy tạo áp lực để nhân viên đạt kết quả, tuy nhiên đó không phải là phong cách lãnh đạo tốt để được lựa chọn áp dụng ngày nay.

Ngoài ra, dữ liệu cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc đưa ra quyết định nhanh và đúng theo hai cách. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng đưa ra quyết định rõ ràng khi có càng nhiều dữ liệu và thông tin. Thứ hai, dữ liệu hữu ích nhằm đảm bảo rằng chúng ta đang theo dõi thu thập. Nghiên cứu từ Stanford về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong các tổ chức, đó là xem xét cách các nhóm hội tụ sau khi đã ra quyết định. Từ các luồng giao tiếp khác nhau trên ứng dụng Slack của một nhóm cụ thể, chúng ta có thể biết nhóm có thực sự đồng nhất theo quyết định đó hay không hoặc liệu có bất đồng ý kiến nào hay không sau quyết định. Vì vậy, dữ liệu sẽ giúp ích cho những nhà lãnh đạo xác định được việc bất đồng ý kiến xảy ra ở đâu trong tổ chức, từ đó họ có thể xem xét để đảm bảo rằng họ đang giải quyết những thách thức từ gốc rễ đó trong nhóm của mình. Bên cạnh đó, công ty cần lắng nghe một cách trình tự các giải pháp được nhân viên đề xuất, việc tận dụng những ý tưởng tốt nhất từ mọi cấp đổi sẽ rất hiệu quả để thúc đẩy sự cải thiện thường xuyên, thiết lập một quy trình để thu thập những ý tưởng đóng góp này, và nó cần được điều hướng theo cách đúng đắn, phù hợp với đổi mới từ trên xuống.

Tính linh hoạt trong công việc

Nghiên cứu cho thấy những nhân viên được luân chuyển công việc sẽ tránh được tình trạng “burn – out” (hội chứng cháy sạch) làm họ cảm thấy cạn kiệt năng lượng và mất hết hứng thú với công việc. Việc thúc đẩy sự phát triển và linh hoạt luân chuyển thường xuyên là những yếu tố quan trọng giữ chân nhân viên. Hội chứng cháy sạch là một trong những nội dung khảo sát trải nghiệm của nhân viên để đo lường sức khỏe doanh nghiệp.  

Để xây dựng một tổ chức vững mạnh, các nhà lãnh đạo cần phải xác định vai trò của mình trong quá trình giải quyết hội chứng cháy sạch của nhân viên.

Tiêu chí mới về sức khỏe doanh nghiệp trong thế giới mới

Trong bài chia sẻ, các diễn giả đã giới thiệu hai yếu tố mới. Một yếu tố là về trải nghiệm của nhân viên, một yếu tố là về tính linh hoạt trong công việc. Ngoài ra, họ muốn nhấn mạnh thêm về một vài yếu tố trong Chỉ số sức khỏe doanh nghiệp sửa đổi, đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị và những phản hồi đóng góp ý kiến từ các nhân sự trong công ty. Và cuối cùng là hướng đi chung của doanh nghiệp, xác định mục đích chung để xây dựng chiến lược và tầm nhìn rõ ràng, nhận ra sự quan trọng của việc liên kết lại với đề xuất giá trị của nhân viên và nhân viên nhìn thấy nhà tuyển dụng của mình là nơi họ có thể đạt được mục đích cá nhân. Các tiêu chuẩn của sức khỏe doanh nghiệp đang dần thay đổi và qua đó, khi nhìn vào hiệu suất của bảng xếp hạng, những tổ chức có kết quả hiệu suất cao thì có sức khỏe doanh nghiệp tốt hơn. 

Con đường dẫn đến thành công

Các nhà lãnh đạo thực sự đang đặt việc đầu tư vào sức khỏe doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Một số tổ chức bắt đầu với chỉ số sức khỏe rất thấp, và lãnh đạo tổ chức đó đã dùng nó để tự hỏi phải làm gì khác để thay đổi cải thiện chỉ số này. Họ đã bắt đầu quá trình biến đổi trong việc xây dựng văn hóa và đầu tư vào nhân sự để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu suất làm việc. 

Chỉ số sức khỏe doanh nghiệp được xem như một công cụ đo lường hiệu quả. Tuy nhiên việc khảo sát với bảng nhiều câu hỏi thường gây sự mệt mỏi cho nhân viên, những phiên bản khảo sát ngắn hơn làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái và hình thức khảo sát được đa dạng hóa hơn như qua email, gặp mặt trực tiếp để có thể lắng nghe mà không phụ thuộc quá nhiều vào cách khảo sát truyền thống.

OHI (Organizational Health Index – Chỉ số sức khỏe Doanh nghiệp) giống như một MRI (Phương pháp chẩn đoán hình ảnh), giúp đánh giá toàn diện sức khỏe và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Để thực hiện hóa việc cải thiện chỉ số sức khỏe doanh nghiệp, CEO và nhóm lãnh đạo cấp cao cần nhìn nhận thực tế hoạt động doanh nghiệp, sẵn sàng tiếp thu góp ý nhân viên. Đồng thời, lãnh đạo cần tin tưởng vào dữ liệu cho thấy kết quả tốt hơn và kết hợp những phương pháp trong bài chia sẻ này để tạo ra một công thức thành công nâng cao Chỉ số Sức khỏe Doanh nghiệp.

Quý độc giả có thể nghe trực tuyến phần chia sẻ của các diễn giả dưới đây:

https://omny.fm/shows/mckinsey-talks-talent/rethinking-organizational-health-for-the-new-world

Thực hiện: An Phạm

Tham khảo:

https://www.mckinsey.com/capabilities/people-and-organizational-performance/our-insights/rethinking-organizational-health-for-the-new-world-of-work

Copyright © 2017 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2